Hướng Dẫn Sử Dụng Google Analytics Phân Tích Website

Hướng Dẫn Sử Dụng Google Analytics Phân Tích Website

     Khi các bạn muốn phân tích một website thì không thể thiếu được công cụ google analytics đây là công cụ phân tích website đáng tin cậy nhất. Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn thông tin chi tiết về công cụ hữu ích này.

Google Analytics - Công cụ phân tích và thống kê website? Bạn muốn biết những khách thăm website của bạn đến từ quốc gia nào? Thời gian duyệt web là bao lâu? Vấn đề thu hút được khách truy cập quan tâm nhất trên website của bạn là gì?... Bạn sẽ có câu trả lời với Google Analytics.

Google Analytics là một dịch vụ của Google giúp bạn thống kê, phân tích website. Google đã mua lại dịch vụ này từ hãng Urchin và cung cấp miễn phí cho người sử dụng. Với những số liệu thống kê phong phú và giá trị, có cả chỉ số về số lượng (lượng truy cập, trang xem,...) lẫn về chất lượng (thời gian,...), đã có nhiều công cụ nhưng theo đánh giá của rất nhiều Webmaster thì thấy đây là một dịch vụ đánh giá web miễn phí tốt nhất, cho kết quả đảm bảo với độ tin cậy cao.
 Sau đây là thông tin hướng dẫn sử dụng google Analytics để phân tích website
1. Để Sử Dụng: bạn truy cập Google Analytics, đăng nhập bằng tài khoản Google.

Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được chuyển đến trang Analytics Settings. Tại đây để bắt đầu theo dõi, phân tích và thống kê website của bạn, bấm chọn Add website Profile ». Trong trang Create New website Profile, đánh dấu chọn vào dòng Add a Profile for a new domain và điền vào địa chỉ website (blog) cần thống kê vào khung Please provide the URL of the site you would like to track. Sau khi bấm Continue, bạn sẽ được cấp một đoạn mã, hãy copy đoạn mã này và chèn vào website của bạn.
Lưu ý: Với website tĩnh thì các bạn chèn đoạn code này vào file index, còn với website động dạng như joomla, wordpress, vbb, drupal... các bạn chèn đoạn code vào file index.php của template đang sử dụng. cả 2 đều chèn vào trong thẻ
Sau khi chèn vào website, bạn quay lại Google Analytics phần Analytics Settings, tại mục website Profiles sẽ hiển thị danh sách các website mà bạn sẽ theo dõi và thống kê. Tại trường Status sẽ cho bạn biết trạng thái hoạt động của Google Analytics đối với website đó. Nếu hiển thị dòng chữ Receiving Data là quá trình cài đặt thành công và Google Analytics đang nhận các thông tin theo dõi website của bạn.
Bạn có thể sử dụng một tài khoản Google Analytics này để theo dõi nhiều website khác tuỳ thích.
2. Để theo dõi và xem các thống kê của Google Analytics về website của bạn

Sau khi đăng nhập Google Analytics, bạn chọn tên website từ menu xổ xuống ở mục View Reports hoặc bấm chọn View Reports.Trang báo cáo các kết quả theo dõi và thống kê rất đơn giản và trực quan.

Phần trên là Dashboard hiển thị biểu đồ số lượng khách truy cập từng ngày. Ngay bên dưới là mục Site Usage thống kê theo tháng các số liệu: tổng số truy cập (Visits), tổng số trang xem (Pageview), số trang xem trung bình trên một lần truy cập (Pageview/Visit), thời gian trung bình khách truy cập (Avg. Time o­n Site), tỷ lệ phần trăm khách ghé thăm website lần đầu (% New Visits)

Visitors Overview:

 thống kê các thông số về khách truy cập website (blog): số trang xem, thời gian duyệt website, loại trình duyệt đang sử dụng, loại đường truyền (kết nối Internet) đang sử dụng,... Ngoài ra còn rất nhiều các thông tin khác như: operating systems (hệ điều hành đang sử dụng), screen colors, screen resolutions (độ phân giải màn hình), java support (có để chế độ hỗ trợ Java hay không?), Flash, languages (ngôn ngữ sử dụng),...
Map Overlay: cho bạn biết khách ghé thăm website, website của bạn đến từ các vùng lãnh thổ, đất nước nào (thậm chí thành phố nào).
Traffic Sources Overview: cho bạn biết chính xác con số truy cập website, website của bạn qua những con đường nào: trực tiếp (Direct Traffic), các bộ máy tìm kiếm (Search Engines), từ các website liên quan khác (Referring Sites). Đồng thời, tại đây bạn cũng biết được khi sử dụng các bộ máy tìm kiếm, khách thăm website, website đã tìm kiếm với từ khóa gì để tới được website của bạn.

Content Overview:


 mục này cho bạn biết số lần truy cập vào từng bài viết trên website của bạn. Bạn sẽ biết bạn bài nào được đọc nhiều nhất, từ đó định hướng đề tài cho website của mình.
Visitors
Phần Visitors bao gồm những báo cáo thông tin về khách thăm quan website, với báo cáo Visitors Overview bạn sẽ có những thông tin như biểu đồ lượng khách thăm quan, họ đã tới thăm website của bạn bao nhiêu lần, họ đã xem bao nhiêu trang thông tin, thời gian trung bình họ truy cập website của bạn là bao lâu, bao nhiêu người khách lần đầu tiên ghé thăm website của bạn...Những báo cáo này sẽ cung cấp cho bạn cả những thông tin sâu hơn như khách thăm quan sử dụng trình duyệt nào, kết nối Internet của họ là loại nào, ADSL hay Cable, độ phân giải màn hình bao nhiêu, họ có sử dụng flash hay javascript hay không...Tất cả những số liệu được cung cấp thông qua các báo cáo về Visitors có thể được sử dụng để sắp xếp, thiết kế lại website của bạn sao cho phù hợp nhất đối với người dùng. Để mỗi khi ghé thăm website của bạn, họ sẽ thấy một website được thiết kế rất vừa mắt và dễ sử dụng, tránh những thông báo lỗi do bất tương thích.

Traffic Sources Với báo cáo thuộc phần Traffic Sources, bạn sẽ biết chính xác lượng khách của mình bắt nguồn từ đâu. 3 nguồn quan trọng nhất là Direct Traffic, khách thuộc nguồn này họ vào thẳng website của bạn bằng cách gõ địa chỉ trực tiếp vào trình duyệt.Nguồn quan trọng thứ hai là link từ các website khác, bạn có thể xem chi tiết hơn là link từ website nào, từ trang nào trên website đó, được bao nhiêu người dùng nhấn vào link đó, vào ngày nào, tháng nào... Rất có thể từ đó bạn sẽ có thêm một đối tác nữa trong việc phát triển website của mình. Nguồn quan trọng thứ 3 và theo đánh giá chủ quan của tôi thì đây là nguồn quan trọng nhất, khách ghé thăm site của bạn thông qua các máy tìm kiếm như Google hay Yahoo...Các máy tìm kiếm luôn là những công cụ đắc lực nhất để thu hút khách mới ghé thăm của bạn, nếu bạn biết khai thác nó, trong ví dụ tôi nêu ra, 40% lượng khách ghé thăm website là từ các máy tìm kiếm, và 39% trong số 40% đó là từ các kết quả tìm kiếm Google.Trong trường hợp của bạn thì có thể khác, nhưng dựa vào những con số này, bạn có thể đưa ra những chiến lược đúng đắn nhất để tối ưu nội dung website dành cho các máy tìm kiếm, từ đó thu hút thêm khách thăm quan.

Content

Sau tất cả những báo cáo về vấn đề "đối ngoại" thì phần Content sẽ chủ yếu liên quan tới vấn đề "đối nội". Các báo cáo trong phần này sẽ tập trung vào nội dung thông tin trên website của bạn, phần nào được khách ghé thăm nhiều nhất, phần nào làm ngắt luồng thông tin của khách.Sâu hơn nữa, một số báo cáo thuộc phần này còn cho bạn biết được lượng khách thăm quan website đang quan tâm tới vấn đề gì dựa trên các từ khóa tìm kiếm họ đã sử dụng, sau khi tìm thấy thông tin thì họ đã đọc bao nhiêu trang, bao nhiêu lâu trong số các thông tin tìm được, từ đó bạn đánh giá được mức độ hữu ích của các thông tin này. Một diểm đáng chú ý nữa là nếu một trang thôngtin nào đó trở thành exit page (trang cuối cùng khách xem trước khi rời website - BTV) quá nhiều thì bạn cũng nên xem lại xem trang đó liệu có chứa link tới một nơi khác bổ ích hơn hay không, hay là do nội dung trang đó đề cập tới vấn đề nào gây phản cảm... Rất hữu dụng.

Goals:

 Đây là phần ít được dùng nhất, nhưng lại là phần quan trọng nhất đối với một số người. ở phần này, bạn sẽ có thể tạo lập một số trang "mục tiêu", và Google Analytics sẽ cho bạn biết bao nhiêu người, làm cách nào, thông qua những trang nào khác... người dùng tới được những trang "mục tiêu" đó. Ví dụ trong trường hợp một site thương mại điện tử, trang mục tiêu sẽ được thiết lập là trang hiển thị hóa đơn sau khi đã mua hàng. Bạn có thể dựa vào báo cáo này để biết được những người mua hàng của bạn quan tâm tới những gì trước khi mua hàng, từ đó tùy biến nội dung những phần thông tin đó để thu hút thêm nhiều khách mua hàng, nếu khách dừng lại ở trang quy định vận chuyển hàng hóa chẳng hạn, thì chắc chắn là bạn có vấn đề với phương thức vận chuyển của mình.Bạn cũng có thể dựa vào những báo cáo ở phần Goals này để tính toán phần trăm khách thăm quan đạt tới được trang mục tiêu trong tổng số người ghé thăm website, từ đó tính toán ra một con số gần đúng tỉ lệ thành công của mỗi khách hàng tiềm năng bạn có được thông qua website.

Muốn xem chi tiết chỉ số thống kê nào, bạn bấm vào view report hoặc view full report để xem. Ngoài ra bạn cũng có thể truy xuất thông qua menu phía bên tay trái của Google Analytics. Google còn cung cấp rất nhiều thông tin hay và thú vị khác (nhưng rất có ý nghĩa), bạn có thể tự tìm hiểu thêm, ví dụ như: tỉ lệ giữa khách thường xuyên quay lại website và số lượng khách mới đến lần đầu, số khách trung thành với website, mức độ thường xuyên, những từ khoá tìm kiếm mà người sử dụng đã dùng để tìm ra website của bạn,...

Việc thông kê và phân tích website rất quan trọng đối với việc làm SEO của các webmaster, nó giúp cho bạn có 1 cái nhìn tổng quan về sự hoạt động cũng như phát triển của website, từ đó giúp bạn xây dựng một kế hoạch làm SEO tốt nhất cho webiste của mình.

Chúc các bạn thành công!


Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Popular Posts

Lưu trữ Blog

Recent Posts