Thông thường, sau khi mua một chiếc mày tính mới thì cửa hàng tin học sẽ giúp bạn khắc phục các sự cố nếu nó vẫn còn trong thời gian bảo hành. Ngược lại, nếu tự mua linh kiện để lắp ráp hoặc hết hạn bảo hành thì bạn phải tự sửa chữa hoặc phải chịu phí tổn một khoản tiền cho cửa hàng tin học. Tuy nhiên, trước khi mang máy tính đi sửa, bạn có thể tự mình chẩn đoán và sửa chữa một vài trục trặc phổ biến để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
1.MÁY TÍNH LIÊN TỤC TẮT HOẶC MỞ NGUỒN ĐIỆN:
Khi bật máy tính, màn hình khởi động xuất hiện, tất cả các quạt trong thùng máy đều hoạt động và sau đó hệ thống sẽ tự động tắt nguồn và khởi động lại liên tục. Đây là dấu hiệu cho thấy bo mạch chủ có trục trặc. Bạn hãy chắc chắn rằng CPU cũng như bộ phận giải nhiệt của nó đã được gắn chính xác và làm việc tốt. Ngoài ra, cần kiểm tra các thanh nhớ RAM đã được gắn chính xác chưa. Vấn đề này cũng xảy ra thường xuyên khi bộ nguồn không cung cấp đủ công suất cho các thành phần của máy tính. Các bo mạch chủ đời mới với chip đồ họa tích hợp mạnh mẽ hiện nay sẽ đòi hỏi một nguồn điện khá lớn. Một số bo mạch chủ hiện nay có trang bị đèn LED số để giúp chẩn đoán lỗi cho hệ thống (bạn xem sách hướng dẫn của mainboard hay nhờ Google giúp "dịch" các mã lỗi này).
2. MÁY TÍNH PHÁT RA TIẾNG BÍP:
Những tiến bip được tạo ra bởi các BIOS mỗi khi nó phát hiện ra sai sót trong quá trình khởi động. Bạn có thể tham khảo các thông báo bằng tiếng bíp TẠI ĐÂY, để sau đó có hướng khắc phục cho hợp lý.
3. LỖI BỘ NHỚ RAM, CỔNG USB:
Bạn có thể thấy hình ảnh trên màn hình, nhưng hệ thống treo cứng khi khởi động. Lúc này, bạn chỉ có thể thấy Logo nhà sản xuất bo mạch chủ hoặc một số dòng text màu trắng trên nền đen. Hiện tượng này thường do lỗi bộ nhớ RAM, bạn kiểm tra bằng cách thay RAM mới hoặc cắm thanh RAM hiện tạo vào một khe khác. Nếu hệ thống treo khi đang kiểm tra cổng USB, bạn thử thay một bàn phím hoặc con chuột USB khác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra xem có một thiết bị lạ nào đó như ổ Flash USB chẳng hạn đang được cắm vào máy tính.
4. KHÔNG TÌM THẤY Ổ ĐĨA KHỞI ĐỘNG:
Khi bạn thấy thông báo cho biết ổ đĩa chưa được định dạng hoặc hệ điều hành không thể tìm thấy được ổ đĩa khởi động, điều này thường có nghĩa là phân vùng đĩa cứng khởi động của bạn bị hư hỏng bạn đã quy định sai thiết bị khởi động trong BIOS. Ví dụ: nếu cần phải khởi động từ ổ đĩa quang để cài đặt hệ điều hành, bạn phải thiết lập trong BIOS cho ổ đĩa quang là thiết bị đầu tiên. Tương tự vậy, nếu bạn đã có nhiều ổ đĩa cứng, bạn phải chọn chính xác ổ đĩa cứng đang cài đặt hệ điều hành để làm ổ đĩa ưu tiên khởi động trước.
5. KHÔNG THỂ CÀI ĐẶT WINDOWS:
Nếu bạn không thể cài đặt Windows hoặc quá trình cài đặt bị gián đoạn vì một lỗi nào đó (có thể là lỗi màn hình màu xanh, treo máy hoặc trình cài đặt dừng lại và thông báo rằng nó không thể tiếp tục), thì một trong những nguyên nhân phổ biến nhất ở đây là bộ nhớ RAM bị lỗi hoặc bạn đã vô tình thiết lập chế độ ép xung trong BIOS. Bạn có thể sử dụng các công cụ chẩn đoán RAM trong đĩa cài đặt Windows để kiểm tra và thay thế RAm mới nếu có trục trặc. Trình cài đặt của Windows rất nhạy cảm với việc ép xung, mặc dù các ứng dụng có thể hoạt động, nhưng bạn sẽ gặp lỗi với trình cài đặt của Windows. Chính vì vậy, bạn cần vô hiệu việc ép xung trong BIOS trước khi cài đặt Windows.
6. MÁY TÍNH MẤT TÍNH ỔN ĐỊNH:
Nếu máy tính của bạn đã hoạt động rất ổn định trước đó, nhưng nay nó bỗng "dở chứng" thì bạn có thể xem xét các lỗi và hướng khắc phục sau:
Nếu máy tính của bạn đã hoạt động rất ổn định trước đó, nhưng nay nó bỗng "dở chứng" thì bạn có thể xem xét các lỗi và hướng khắc phục sau:
* Lỗi màn hình xanh ngẫu nhiên:
Lỗi màn hình xanh ngẫu nhiên thường hiện ra rất nhanh và sau đó máy tính sẽ tự động restart lại. Vì vậy, bạn không thể tìm ra nguyên nhân gây lỗi. Windows XP và Vista có một thiết lập trong phần Startup and Recovery trên đĩa cài đặt để giúp bạn sửa chữa lỗi màn hình xanh ngẫu nhiên. Với Windows 7, thao tác này đơn giản hơn, bấm phím F8 liên tục cho đến khi bạn nhận được trình đơn khởi động hệ thống. Sau đó, chọn mục Disable automatic restart on system failure.
Một trong những lỗi màn hình xanh ngẫu nhiên phổ biến nhất là IRQL_NOT_OR_EQUAL, kèm theo đó là một thông báo rằng các tập tin thư viện liên kết động (DLL) hoặc các thành phần nào đó bị lỗi. Lỗi này thường xảy ra khi bạn cài đặt sai trình điều khiển (driver) cho card đồ họa hoặc âm thanh. Nếu lỗi vẫn xảy ra dù đã cài driver chính xác thì rất có thể card đồ họa hoặc âm thanh không tương thích với bo mạch chủ, bạn thử nâng cấp BIOS hoặc thay thế card đồ họa, âm thanh khác.
Lỗi này cũng xảy ra khi card đồ họa quá nóng. Bạn cần kiểm tra lại quạt làm mát trên card (hay trong thùng máy) và dùng cọ mềm để vệ sinh chúng.
Một nguyên nhân khác là do CPU quá nóng. Bạn có thể theo dõi nhiệt độ của CPU bằng các công cụ trong BIOS hoặc sử dụng các tiện ích kèm theo đĩa CD cài đặt của bo mạch chủ.
* Máy tính bị treo khi mở ứng dụng:
Theo dõi và tìm ra nguyên nhân gây treo máy khi mở một ứng dụng là một công việc rất mất thời gian. Nguyên nhân cũng có thể là do bộ nhớ RAM bị lỗi hoặc các chương trình thường trù không tương thích với Windows.
Bạn có thể khắc phục bằng cách vào menu Start > Run, gõ MSCONFIG rồi nhấn Enter để mở cửa sổ System Configuration rồi đánh dấu chọn vào ô Diagnostic startup, sau đó nhấn OK để xác nhận, rồi khởi động lại máy tính. Nếu lỗi vẫn tiếp tục xảy ra, bạn có thể chọn thẻ Startup và thử loại bỏ từng ứng dụng khởi động theo Windows để từ đó loại trừ các ứng dụng gây xung đột và làm treo máy.
Chúc các bạn thành công.
Chúc các bạn thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét